 SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG PT DTNT
LỤC NGẠN
Số: 163/KH - DTNT
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc
Lục Ngạn, ngày 22 tháng 10 năm 2021
|
KẾ
HOẠCH
Tổ
chức cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp trường
Năm học 2021- 2022
Căn cứ Công văn số 1115/SGDĐT-GDTrH
ngày 03 tháng 9 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang về việc
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2021-2022;
Trường PT DTNT Lục Ngạn xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ
thuật cấp trường năm học 2021-2022 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
1. Mục đích
- Khuyến khích HS trong nhà trường nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công
nghệ, kĩ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực
tiễn cuộc sống;
- Góp phần thúc đẩy
đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, đổi mới hình thức và phương
pháp đánh giá kết quả học tập, phát triển năng lực học sinh, nâng cao chất
lượng dạy học trong nhà trường;
- Tạo cơ hội để
giáo viên tham gia và hướng dẫn học sinh NCKH; học sinh giới thiệu kết quả
nghiên cứu KHKT của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa
các nhà trường.
- Qua hội thi cấp
trường, nhà trường tuyển chọn các đề tài tham dự Hội thi Khoa học và Kỹ thuật
cấp tỉnh trong tháng 12.
2. Yêu cầu
- Tổ chức Cuộc thi
đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng; phù hợp với khả năng và nguyện vọng
của học sinh; phù hợp với chương trình, nội dung dạy học trong nhà trường và
đòi hỏi thực tiễn của xã hội; phù hợp với định hướng hoạt động giáo dục của các
trường phổ thông.
- Không ảnh hưởng
đến việc học tập chính khóa của học sinh.
- Đảm bảo tính
trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả
mạo, sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là
của mình
II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA VÀ NỘI DUNG THI
1. Đối tượng dự thi
- Toàn thể học sinh khối 8,9,10,11,12 trường PT DTNT Lục Ngạn. Học sinh có
thể tham gia dự thi dưới hình thức cá nhân hay đồng đội (mỗi đội không quá 02
học sinh).
- Học sinh các lớp khác nhau có thể tham gia một đề
tài.
- Mỗi thí sinh chỉ
được tham gia vào 01 dự án dự thi.
- Nhà trường khuyến khích học sinh tham gia dưới
hình thức cá nhân.
2. Nội dung dự thi
Người dự thi đưa ra những ý
tưởng sáng tạo, sáng kiến hoặc giải pháp khoa học có ý nghĩa lý thuyết hoặc ứng
dụng thực tiễn thuộc các lĩnh vực khoa học:
Khoa học động vật;
Khoa học xã hội & hành vi; Hoá sinh; Sinh học Tế bào & Phân tử; Hoá
học; Công nghệ thông tin; Khoa học Trái đất; Kỹ thuật; Vật liệu & Công nghệ sinh học; Kỹ thuật:
Kỹ thuật điện & Cơ khí; Năng lượng & Vận tải; Phân tích Môi trường;
Quản lý môi trường; Toán học; Y khoa và
Khoa học sức khoẻ; Vi trùng học; Vật lý và Thiên văn học; Khoa học Thực vật;
Lĩnh vực khác... (Nội dung chi tiết: xem phụ lục kèm theo).
3. Quy định về nội dung và hình thức trình bày
3.1. Hình thức: Ý tưởng dự thi được
trình bày bằng văn bản: đánh máy một mặt (khổ giấy A4, font chữ 14, kiểu Times
New Roman); ngôn ngữ thể hiện là tiếng Việt.
3.2. Nội dung:
+ Đặt vấn đề: nêu rõ thực
trạng, mục đích, ý nghĩa của ý tưởng;
+ Đề xuất nội dung của ý
tưởng;
+ Đề nghị cách thức, giải
pháp thực hiện và dự toán kinh phí (nếu có);
+ Hiệu quả kinh tế - xã
hội;
+ Kết luận.
Các bản vẽ, biểu đồ
minh họa, sản phẩm (nếu có) phải được đánh số thư tự kèm theo chú thích rõ ràng.
Khuyến khích tác giả thiết kế sản phẩm hoặc các mô hình, bảng vẽ, phần
mềm tin học, phim hình ảnh... để minh họa hoặc thuyết minh cho ý tưởng của
mình.
3.3. Trình bày ý tưởng
- Trình bày ý tưởng một
cách khoa học, hợp lý, rõ ràng, mạch lạc; văn phong dễ hiểu, sinh động, hấp
dẫn. Thời gian trình bày không quá 15 phút. (Kèm theo sản phẩm dự thi)
- Ý tưởng đưa ra phải có
tính sáng tạo, độc đáo, tính mới, ý nghĩa khoa học, tính khả thi và có khả năng
ứng dụng vào thực tiển.
- Những dự án
nghiên cứu có liên quan đến các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất ảnh
hưởng đến môi trường không được tham gia Cuộc thi.
- Nếu dự án dự thi
là một phần của một đề tài lớn hơn thì thí sinh phải là tác giả của toàn bộ phần
dự án dự thi.
- Thời gian nghiên
cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục .
- Dự án có thể của 01 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc
của 02 học sinh (gọi là dự án tập thể).
4. Hồ sơ dự thi:
- Phiếu đăng ký
tham dự cuộc thi (theo mẫu).
- Hồ sơ dự thi đóng
thành tập, thí sinh nộp 2 bản, trình tự sắp xếp tài liệu:
+ Trang bìa (theo
mẫu),
+ Trang mục lục,
+ Các trang nội dung: Đặt
vấn đề (nêu rõ mục đích, ý nghĩa của ý tưởng); Nội dung của ý tưởng; Giải pháp
thực hiện; Hiệu quả kinh tế - xã hội; Kết luận.
+ Nếu là ý tưởng có liên
quan đến ứng dụng công nghệ thông tin thì có thể ghi sản phẩm vào đĩa CD.
+ Phần phụ lục và
cam kết không vi phạm bản quyền của tác giả khác.
III. KINH PHÍ VÀ CƠ
CẤU GIẢI THƯỞNG:
1. Kinh phí:
- Kinh phí tổ chức
trích từ quỹ tài trợ giáo dục của nhà trường.
- Nhà trường sẽ hỗ trợ một phần kinh phí cho các đề tài nghiên cứu dự thi
cấp tỉnh.
- Nhà trường khuyến khích các nhóm nghiên cứu tự tìm các nhà tài trợ cho đề
tài.
2. Cơ cấu giải thưởng cấp trường dự kiến: 01 giải nhất:
500.000 đồng; 01 giải nhì: 300.000 đồng; 1 giải ba: 200.000 đồng; 1 giải khuyến
khích: 100.000đ.
IV. KẾ HOẠCH
THỜI GIAN
Thời gian
|
Công việc
|
Người thực hiện
|
20/11/2021
|
- GV HD học sinh hoàn thiện dự án
|
- Ban cố vấn
-
GVHD
- Tác giả
|
26/11/2021
|
- Tổ chức Hội thi cấp trường
|
- Ban Tổ chức
- HĐ khoa học
- Tác giả
|
Từ
ngày 27/11/2021 đến 5/12/2021
|
-
Hoàn thiện hồ sơ tham dự Hội thi cấp tỉnh
|
-
Tác giả
- Ban Cố vấn
|
Tháng
12 năm 2021
|
-
Học sinh tiếp tục hoàn thiện đề tài.
-
Tham dự Hội thi cấp tỉnh
|
- Ban cố vấn
-
Tác giả
|
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Thành lập Ban
tổ chức - Ban cố vấn học sinh nghiên cứu khoa học.
- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban tổ chức - Ban
Cố vấn học sinh nghiên cứu khoa học, thành phần gồm
các thầy cô giáo thuộc các tổ chuyên môn.
- Ban cố vấn nghiên cứu các văn
bản có liên quan đến cuộc thi, triển khai cuộc thi, hướng dẫn học sinh, xây dựng báo
cáo, chuẩn bị và tham dự cuộc thi.
2. Nhiệm vụ của
TTCM, BCH đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm lớp
2.1. Đối với
đoàn thanh niên:
- Phối hợp phát động
triển khai cuộc thi đến toàn thể đoàn viên trong các buổi chào cờ đầu
tuần và bí thư đoàn các lớp; đồng thời phối hợp tốt với BTC hội thi trong suốt
quá trình phát động cuộc thi KHKT;
- Hướng dẫn giúp đỡ học sinh hình thành ý tưởng, hoàn
thiện hồ sơ.
2.2. Tổ CM, GV
bộ môn:
- Đưa nội dung NCKH KT vào sinh hoạt tổ nhóm, phân công giáo viên phụ trách hướng dẫn học sinh.
- GV bộ môn tuyên truyền trong các giờ dạy, tư vấn
giúp đỡ HS hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm.
2.3. GVCN lớp:
- Tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời
sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong các buổi sinh hoạt lớp, giúp học sinh hình
thành ý tưởng nghiên cứu.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, các thầy
cô giáo bộ môn, Đoàn Thanh niên để thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh
hình thành ý tưởng, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.
Trên đây là
kế hoạch tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học năm học 2021-2022.
Nhà trường đề nghị các tổ trưởng CM, thầy cô giáo và tổ chức ĐTN liên quan phối
hợp triển khai, thực hiện tốt kế hoạch này. Tổ chức cho học sinh nghiên cứu
khoa học và tham dự hội thi các cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
nhà trường năm học 2021 - 2022 và những năm
học tiếp theo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học./.
Nơi
nhận:
- Ban Giám hiệu;
- Các Tổ chuyên môn;
- Đoàn thanh niên;
- Website, bảng tin nhà trường;
- Lưu VT.
|
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Hoàng Ngọc Chức
|
Phụ lục:
CÁC LĨNH VỰC DỰ THI
TT
|
Tên nhóm lĩnh
vực
|
Tên lĩnh vực
cụ thê
|
1
|
Khoa học động vật
|
Phát triển ;Sinh thái; Di truyền; Chăn
nuôi; Bệnh lý học; Sinh lý học; Phân loại học;Lĩnh vực khác
|
2
|
Khoa học XH & hành vi
|
Tâm lý học Phát triển & Lâm sang;
Tâm lý học Nhận thức
Tâm lý học Sinh học; Xã Cuộc học; Lĩnh
vực khác
|
3
|
Hoá sinh
|
Hoá sinh tổng hợp; Trao đổi chất; Hoá
sinh cấu trúc; Lĩnh vực khác
|
4
|
Sinh học Tế bào & Phân tử
|
Sinh học Tế bào; Di truyền Tế bào và
Phân tử; Hệ miễn dịch Sinh học Phân tử ; Lĩnh vực khác
|
5
|
Hoá học
|
Hoá học Phân tích; Hoá học Vô cơ; Hoá
học Hữu cơ; Hoá học Vật chất; Hoá học Tổng hợp; Lĩnh vực khác
|
6
|
Khoa học máy tính
|
Thuật toán, Cơ sở dữ liệu; Trí tuệ
Nhân tạo; Hệ thống và Thông tin; Khoa học Điện toán, Đồ hoạ Máy tính; Lập
trình Phần mềm, Ngôn ngữ Lập trình; Hệ thống Máy tính, Hệ điều hành ;Lĩnh vực
khác
|
7
|
Khoa học Trái đất và Hành tinh
|
Khí tượng học, Thời tiết; Địa hoá học,
Khoáng vật học; Cổ sinh vật học ; Địa vật lý; Khoa học Hành tinh; Kiến tạo
Địa chất; Lĩnh vực khác
|
8
|
Kỹ thuật: Vật liệu & Công nghệ sinh học
|
Công nghệ sinh học;Dự án xây dựng;Cơ
khí hoá chất;Cơ khí công nghiệp, chế xuất;Cơ khí Vật liệu;Lĩnh vực khác
|
9
|
Kỹ thuật: Kỹ thuật điện & Cơ khí
|
Kỹ thuật điện, Kỹ thuật máy tính, Kiểm
soát; Cơ khí; Nhiệt động lực học, Năng lượng mặt trời; Rô-bốt; Lĩnh vực khác
|
10
|
Năng lượng &
Vận tải
|
Hàng không và Kỹ thuật hàng không, Khí
động lực học; Năng lượng thay thế; Năng lượng Hoá thạch; Phát triển phương
tiện; Năng lượng Tái sinh; Lĩnh vực khác
|
11
|
Khoa học Môi
trường
|
Ô nhiễm không khí và Chất lượng không
khí; Ô nhiễm đất và Chất lượng đất; Ô nhiễm nguồn nước và Chất lượng nước
Lĩnh vực
khác
|
12
|
Quản lý môi
trường
|
Khôi phục
sinh thái; Quản lý hệ sinh thái; Kỹ thuật Môi trường; Quản lý nguồn tài
nguyên đất, Lâm nghiệp
Tái chế,
Quản lý chất thải; Lĩnh vực khác
|
13
|
Toán học
|
Đại số
học; Phân tích; Toán học ứng dụng; Hình học; Xác suất và Thống kê; Lĩnh vực
khác
|
14
|
Y khoa và Khoa
học sức khoẻ
|
Chẩn đoán
bệnh và Chữa bệnh; Dịch tễ học; Di truyền học; Sinh học Phân tử; Sinh lý học
và Bệnh lý học; Lĩnh vực khác
|
15
|
Vi trùng học
|
Kháng
sinh, Thuốc chống vi trùng; Nghiên cứu vi khuẩn; Di truyền vi khuẩn; Siêu vi
khuẩn học; Lĩnh vực khác
|
16
|
Vật lý và Thiên
văn học
|
Thiên văn
học; Nguyên tử, Phân từ, Chất rắn; Vật lý Sinh học; Thiết bị đo đạc và Điện
tử; Từ học và điện từ học; Vật lý Hạt nhân và Phần tử; Quang học, Laze, Maze;
Vật lý Lý thuyết, Thiên văn học Lý thuyết hoặc Điện toán; Lĩnh vực khác
|
17
|
Khoa học Thực vật
|
Nông
nghiệp & Nông học; Phát triển; Sinh thái; Di truyền; Quang hợp; Sinh lý
học Thực vật (Phân tử, Tế bào, Sinh vật); Phân loại thực vật, Tiến hoá; Lĩnh
vực khác
|
 SỞ GD&ĐT BẮC
GIANG
TRƯỜNG PT DTNT LỤC NGẠN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI KHOA HỌC
THAM DỰ CUỘC THI KHKT TRƯỜNG PT DTNT LỤC NGẠN
NĂM HỌC 2021 - 2022
1. Họ và tên các tác giả:
TT
|
Họ và tên học sinh
|
Lớp
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
2. Tên đề tài:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
3. Lĩnh vực nghiên cứu: ...................................................................................................................................
4. Cố vấn học sinh nghiên cứu (GV):
- Họ và tên:
........................................................... Tổ chuyên
môn:.........................
5. Những khó khăn khi thực hiện đề tài:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
6. Đề xuất với nhà trường:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
7. Dự kiến thời điểm hoàn thành đề tài:
.................................................................................................
|
Lục Ngạn, ngày tháng
năm 2021
|
(Nộp bản đăng ký này cho Đ/c Hoàng Ngọc Chức- Chậm nhất ngày 19/11/2021)